Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Vì sao phương Tây chưa sử dụng đòn trừng phạt 'tàn khốc' với Nga?
Liên minh châu Âu (EU) đã tuyên bố áp gói trừng phạt mạnh nhất với Nga nhưng thực tế vẫn chưa dùng đến 'vũ khí sắc bén nhất'.

"Gói trừng phạt mạnh nhất"

Sáng nay (25/2), theo giờ VN, các lãnh đạo Liên minh châu Âu tổ chức cuộc họp về tình hình căng thẳng Nga-Ukraine.

Trong đó, các lãnh đạo Liên minh châu Âu khẳng định ủng hộ gói trừng phạt được coi là khắc nghiệt nhất mà châu Âu từng thực thi và sẽ có tác động đáng kể tới Nga.

Gói trừng phạt bao gồm cấm gửi tiền ngân hàng tại Liên minh châu Âu, hạn chế thị thực ngoại giao và những người sở hữu hộ chiếu đặc biệt, ngừng xuất khẩu với các sản phẩm công nghệ như chip bán dẫn sang Nga.

Ngoài ra, EU còn đóng băng tài sản của Nga tại Liên minh châu Âu, chặn các ngân hàng Nga tiếp cận thị trường tài chính châu Âu…

Các lệnh trừng phạt cũng sẽ nhắm tới các ngành năng lượng và vận tải của Nga, đồng thời tìm cách kìm hãm hoạt động thương mại và sản xuất của nước này bằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

Ngoài EU, Mỹ và các nước đồng minh như Nhật Bản, Australia đều đã công bố thêm các lệnh trừng phạt với Nga vì tình hình căng thẳng tại Ukraine.

Trong đó, Nhật có kế hoạch hạn chế xuất khẩu chip bán dẫn sang Nga, phong tỏa tài sản của những cá nhân, tổ chức có liên quan tới Nga, dừng cấp thị thực với một số cá nhân Nga - theo thông báo của Thủ tướng Nhật Fumio Kishida sáng 25/2.

Trước đó, Đức cũng dừng phê duyệt dự án đường ống dẫn khí đốt trị giá 11 tỷ USD mà phải Moscow và Berlin đã vượt qua rất nhiều rào cản mới hoàn thành vào tháng 9 năm ngoái.

Ngân hàng JP Morgan Chase dự đoán các biện pháp trừng phạt có thể làm mất 3,5 điểm phần trăm trong tăng trưởng GDP của Nga trong nửa sau năm nay.

Việc bị hạn chế vốn nước ngoài sẽ khiến các công ty dầu khí phải phụ thuộc vào hợp đồng trả trước đồng nghĩa phítổn sẽ cao hơn, JPMorgan cho biết.

Vì sao Mỹ, EU chưa tung "vũ khí" trừng phạt sắc bén nhất?

Song, phương Tây chưa áp đặt biện pháp tài chính mạnh nhất mà Mỹ và Liên minh châu Âu đã đe dọa từ trước tới nay đó là loại Nga khỏi hệ thống thanh toán tài chính liên ngân hàng toàn cầu SWIFT.

Trong thông báo mới nhất chiều 25/2, sau cuộc họp tại thủ đô Paris (Pháp) với những người đồng cấp từ các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết, biện pháp loại Nga khỏi SWIFT vẫn mở nhưng sẽ là lựa chọn cuối cùng khi không còn cách nào khác.

Nếu được sử dụng, “vũ khí này” sẽ chấm dứt toàn bộ giao dịch quốc tế của một nước, gây ra biến động tiền tệ và kích hoạt dòng vốn ra khổng lồ", bà Maria Shagina, thành viên Viện Các vấn đề Quốc tế Phần Lan từng nhận định hồi năm ngoái.

Năm 2014, Cựu bộ trưởng tài chính Nga Alexei Kudrin đã ước tính, nền kinh tế Nga có thể sụt giảm 5% nếu bị loại khỏi SWIFT

Song, chính các nước trừng phạt cũng sẽ phải chịu hệ lụy. Một số nhà phân tích kinh tế cho rằng, biện pháp đó có thể làm gia tăng áp lực về lạm phát và phá hủy nỗ lực tăng trưởng kinh tế của châu Âu.

Trong ngày 25/2, Anh một lần nữa kêu gọi loại Nga khỏi SWIFT nhưng một số quốc gia không muốn vì dù biện pháp này có thể tác động mạnh tới các ngân hàng Nga nhưng sẽ rất khó để các tổ chức cho vay thu hồi tiền.

Nhiều nhà quan sát cũng cho rằng, động thái đó sẽ làm khó một số nước châu Âu khi thanh toán tiền nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) được thành lập năm 1973 nhằm thay thế điện tín và hiện được hơn 11.000 tổ chức tài chính sử dụng để gửi tin nhắn và lệnh thanh toán bảo mật.

Hiện nay chưa có giải pháp thanh toán nào khác được chấp nhận trên toàn cầu, nên SWIFT được coi là hệ thống quan trọng của nền tài chính thế giới.

SWIFT có trụ sở tại Bỉ và do hội đồng 25 người điều hành, trong đó có Eddie Astanin, chủ tịch hội đồng quản lý tại Trung tâm Thanh toán Bù trừ Đối tác Trung ương của Nga.

SWIFT, tự mô tả là "một tiện ích trung lập", trở thành pháp nhân theo luật pháp Bỉ và phải tuân thủ các quy định của Liên minh châu Âu (EU).
DanQuyen.com (Theo baogiaothong.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng (01-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng (01-05-2024)
    Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm (30-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao (30-04-2024)
    Nhật Bản siết chặt quy định về chuyển giao công nghệ chủ chốt ra nước ngoài (30-04-2024)
    Tài chính tiêu dùng sắp qua 'cơn bĩ cực'? (29-04-2024)
    Giá vàng hôm nay 30/4/2024: Giá vàng SJC biến động, bỏ xa giá thế giới, quý kim nhiều 'bà đỡ', dự đoán thời điểm sốc 3.000 USD/ounce (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn (29-04-2024)
    Bất động sản khu công nghiệp giúp khoản nợ xấu gần 8.000 tỉ đồng 'bốc hơi' (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn (27-04-2024)
    Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng (25-04-2024)
    Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít (25-04-2024)
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại (25-04-2024)
    Đại biểu Quốc hội: Phải quản lý được khối lượng vàng giao dịch (25-04-2024)
    Phiên đấu thầu vàng lần 2 bị hủy do chỉ có một đơn vị tham gia (25-04-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Nghi ngờ năng lực của VinFast là không có cơ sở (25-04-2024)
    Giá vàng chiều nay (25-4): Quay đầu giảm mạnh (25-04-2024)
    Shark Hưng: Chung cư Hà Nội đang tăng giá đột biến, sẽ khó giảm (25-04-2024)
    'Công thần' của Ngân hàng OCB bất ngờ xin rời ghế tổng giám đốc (24-04-2024)
    Đấu thầu vàng miếng: Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Khủng hoảng Ukraine sẽ làm rung chuyển cả nền kinh tế Mỹ? (25-02-2022)
    Lo ngại tình hình Ukraine, chứng khoán trong nước mất hơn 17 điểm (24-02-2022)
    Forbes Việt Nam gỡ tên Ngô Hoàng Anh khỏi danh sách Under 30 năm 2022 (24-02-2022)
    Tăng theo chiều thẳng đứng, vàng trong nước vượt mốc 65,4 triệu đồng (24-02-2022)
    Nga tấn công Ukraine: Giá dầu lần đầu vượt mốc 100 USD/thùng kể từ 2014 (24-02-2022)
    Xăng dầu, vật liệu đội giá ảnh hưởng như thế nào tới các dự án giao thông? (24-02-2022)
    Lệnh trừng phạt ngân hàng của phương Tây không gây thiệt hại lớn cho Nga (23-02-2022)
    Đồng rup mất giá sau khi Nga công nhận vùng ly khai Ukraine (22-02-2022)
    Tân Hoàng Minh bỏ chạy, hai DN trúng đất Thủ Thiêm còn lại giờ ra sao? (22-02-2022)
    Giá vàng thế giới và trong nước bật tăng mạnh (22-02-2022)
    Tình hình Ukraine biến động xấu khiến giá dầu nhảy vọt, chứng khoán trượt dốc (22-02-2022)
    Nga nhập gấp ngoại tệ, phòng trừng phạt từ phương Tây (22-02-2022)
    Lý do nhiều nhân viên ở Singapore không dám nghỉ ốm (21-02-2022)
    Quan chức châu Âu: EU cởi mở với tiền số nhưng cần có sự quản lý (21-02-2022)
    Lộ trình đến doanh thu nghìn tỷ USD của Apple (21-02-2022)
    Xuất khẩu 3 tấn xoài Cát Chu của Đồng Tháp sang châu Âu (19-02-2022)
    Các hãng nội thất châu Âu 'đau đầu' ứng phó khủng hoảng chuỗi cung ứng (16-02-2022)
    Giá khí đốt châu Âu giảm sau cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Đức (16-02-2022)
    WB: Các nước đang phát triển đối mặt với rủi ro lớn về tài chính (16-02-2022)
    Ấn Độ xem xét đầu tư xây dựng Công viên dược phẩm tại tỉnh Thanh Hóa (16-02-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152830129.